Bạn có bao giờ nhìn thấy lá cờ cầu vồng được cất cao bởi cộng đồng LGBT và tự hỏi tại sao lá cờ ấy lại có 6 sắc màu: đỏ, cam, lục, lam, chàm, tím chưa? Hãy cùng Yanhee tìm hiểu biểu tượng LGBT đầy tự hào này cùng 10 lá cờ Pride Flag đại diện cho các xu hướng tính dục trong cộng đồng LGBTQ+ nhé!
Mục lục
LÁ CỜ CẦU VỒNG (RAINBOW FLAG) - BIỂU TƯỢNG LGBT ĐẦY TỰ HÀO
Biểu tượng LGBT lá cờ cầu vồng được thiết kế và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1978 bởi nhà văn và nhà hoạt động LGBT - Gilbert Baker ở San Francisco, Mỹ. Biểu tượng này được tạo ra nhằm thể hiện sự đoàn kết và tôn trọng đối với tất cả những người thuộc cộng đồng LGBT, và khẳng định quyền lợi của họ. Màu sắc của biểu tượng LGBT khi ấy gồm 8 màu:
- Hồng đại diện cho tính dục
- Đỏ đại diện cho đời sống
- Cam đại diện cho sự tái sinh
- Vàng đại diện cho ánh mặt trời
- Xanh lá cây đại diện cho sự tự nhiên
- Xanh ngọc đại diện cho nghệ thuật
- Xanh dương đậm đại diện cho sự hòa hợp
- Tím đại diện cho tinh thần
Sau nhiều lần được điều chỉnh và sáng tạo, hiện nay lá cờ cầu vồng được biết đến rộng rãi với 6 màu sắc chủ đạo là: đỏ, cam, vàng, lục, lam và tím. Cờ cầu vồng đã trở thành một biểu tượng LGBT của sự đa dạng và sự chấp nhận trên khắp thế giới. Cờ được sử dụng trong các cuộc diễu hành, cuộc biểu tình và các sự kiện văn hóa khác nhau, đại diện cho sự tự do và quyền lợi của cộng đồng LGBT.
Ngoài lá cờ cầu vồng, hãy cùng Yanhee điểm danh 10 Pride Flag đại diện cho xu hướng tính dục trong cộng đồng LGBTQ+ nhé
ĐIỂM DANH 10 PRIDE FLAG ĐẠI DIỆN CHO CÁC XU HƯỚNG TÍNH DỤC TRONG CỘNG ĐỒNG LGBTQ+
- Asexual Pride Flag - Lá cờ Vô tính
Cờ của nhóm người vô tính với 4 sọc ngang: đen, xám, trắng và tím được thiết kế bởi một thành viên trong cộng đồng AVEN vào tháng 8 năm 2010. Đây là một phần trong nỗ lực của cộng đồng nhằm thiết kế và chọn cờ cho các nhóm đồng tính khác nhau. Màu đen đại diện cho nhóm người vô tính, màu xám đại diện cho nhóm người bán vô tính và á tính, trắng đại diện cho những người đồng minh và màu tím đại diện cho tính cộng đồng. Trong khi đó, những sọc màu đen, xám và trắng tượng trưng cho đặc tính khác biệt của các nhóm người vô tính, còn màu tím là sự kết hợp của tất cả các nhóm này lại với nhau. Lá cờ này trở thành biểu tượng của cộng đồng người vô tính và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kỷ niệm và cuộc thi chọn cờ của cộng đồng.
- Pansexual Pride Flag - Lá cờ Toàn tính
Toàn tính (Pansexual) mô tả người bị thu hút về mặt cảm xúc và tình dục bất kể giới và giới tính. Nói cách khác, việc một người toàn tính bị hấp dẫn không liên quan đến giới tính của đối phương.
Cờ của nhóm người toàn tính được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2010 trên một blog Tumblr. Lá cờ này bao gồm ba sọc song song, màu hồng, vàng và xanh da trời, và mỗi màu đại diện cho một loại sự thu hút khác nhau. Màu hồng đại diện cho sự thu hút với phụ nữ, màu xanh đại diện cho sự thu hút với đàn ông, và màu vàng đại diện cho sự thu hút với tất cả những người khác, bao gồm những người phi giới tính, vô giới tính, bán giới tính, song giới tính hay linh hoạt giới tính.
Mặc dù không có tên chính thức, lá cờ này thường được gọi là “biểu tượng của tính dục toàn giới”. Đây là cờ đại diện cho sự đa dạng của tính dục và sự phát triển của phong trào LGBTQ+ trong những năm gần đây.
- Polysexual Pride Flag - Lá cờ Đa tính
Lá cờ Polysexual Pride Flag là biểu tượng đại diện cho nhóm người đa tính - người có khả năng đồng thời có thể có sự thu hút tình dục đối với nhiều giới tính khác nhau. Lá cờ này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2012 bởi một người dùng Tumblr có tên Drew (hay còn gọi là Flags for us), và đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của cộng đồng đa tính.
Màu sắc và thiết kế của lá cờ dựa trên lá cờ LGBT dành cho người lưỡng tính và liên giới tính. Ý nghĩa màu sắc trong lá cờ đặc biệt này là:
+ Màu hồng: Đại diện cho sự hấp dẫn với nữ (hoặc xác định là nữ).
+ Màu xanh lá cây: Đại diện cho sự hấp dẫn với những người không thuộc bản dạng giới nam/nữ truyền thống
- Bisexual Pride Flag - Lá cờ Song tính
Lá cờ Song tính là biểu tượng đại diện cho cộng đồng người song tính. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng bởi những người có cảm giác lãng mạn hoặc tình dục đối với cả hai giới. Lá cờ này được thiết kế bởi Michael Page vào năm 1998 và lần đầu tiên được giới thiệu tại một sự kiện LGBT ở Massachusetts, Hoa Kỳ.
Michael Page mô tả ý nghĩa của các sọc màu rằng: “Màu hồng đại diện cho sự thu hút tính dục đối với những người cùng giới tính, màu xanh dương đại diện cho sự thu hút đối với những người khác giới tính, và màu tím là màu được pha trộn giữa hai màu kể trên đại diện cho sự thu hút với cả 2 giới tính.” Ông cũng mô tả lá cờ ở ý nghĩa sâu xa hơn, rằng “Để thực sự hiểu được tính biểu tượng của lá cờ Song tính thì phải biết các pixel của màu tím hòa vào cả hai màu hồng và xanh một cách khó nhận biết, cũng tương tự như bên ngoài ‘thế giới thực’ khi mà người song tính hòa vào cả hai cộng đồng của người đồng tính lẫn người dị tính”.
- Lesbian Pride Flag - Lá cờ Đồng tính nữ
Mặc dù không có một lá cờ nào được chấp nhận hoàn toàn cho nhóm đồng tính nữ, hiện nay vẫn có nhiều lá cờ được sử dụng rộng rãi. Lá cờ đồng tính nữ truyền thống được biết đến với 6 sắc đỏ và hồng cùng với sọc trắng ở giữa. Năm 2018, một lá cờ đồng tính nữ mới xuất hiện trên Tumblr với 7 sọc màu hồng và cam đậm, đại diện cho sự không tuân theo vai trò giới và tính độc lập, và các sọc màu khác đại diện cho tính cộng đồng, mối liên hệ đặc biệt với sự nữ tính, sự bình yên và thanh thản, tình yêu và tình dục, và tính nữ. Một biến thể khác xuất hiện năm 2019 với 5 sọc được chuyển hóa từ lá cờ này.
- Demisexual Pride Flag - Lá cờ Á tính
Lá cờ Á tính (Demisexual Pride Flag) là một lá cờ đại diện cho nhóm người ám chỉ đến sự khác biệt trong cách cảm nhận, trải nghiệm tình dục và quan hệ tình cảm. Demisexual là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những người chỉ có thể cảm thấy hứng thú hoặc có khả năng tình dục đối với một ai đó khi đã xây dựng một mối quan hệ tình cảm hoặc kết nối tâm linh sâu sắc với họ.
Lá cờ Á tính được thiết kế bởi một người dùng Tumblr có tên Molly với ý tưởng sử dụng các màu sắc đại diện cho khía cạnh khác nhau của tính cách Demisexual.
- Intersex Pride Flag - Lá cờ Liên giới tính
Intersex, liên giới tính/ lưỡng tính, mô tả người có các đặc điểm giới tính sinh học (nhiễm sắc thể, tuyến sinh dục, hormone giới tính hoặc bộ phận sinh dục) không trùng khớp với các định nghĩa truyền thống về cơ thể nam hay nữ. Tỷ lệ người thuộc nhóm liên giới tính khoảng từ 0,05% đến 1,7% dân số thế giới.
Morgan Carpenter, một thành viên của Tổ chức Nhân quyền Liên giới tính Úc, đã thiết kế lá cờ này vào tháng 7 năm 2013. Hình tròn trên lá cờ được miêu tả là không thể bị phá vỡ hoặc thay đổi, biểu tượng cho tính nguyên bản và tiềm năng của những người liên giới tính. Morgan Carpenter mô tả hình tròn như một biểu tượng cho quyền sống đúng với chính mình, bao gồm quyền kiểm soát cơ thể và tôn trọng vẻ đẹp đa dạng của sự khác biệt giới tính.
- Transgender Pride Flag - Lá cờ Chuyển giới
Năm 1999, Monica Helms, một người chuyển giới nữ, đã thiết kế lá cờ đại diện cho cộng đồng người chuyển giới. Lá cờ này được giới thiệu lần đầu tiên tại một cuộc diễu hành Pride tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ vào năm 2000. Lá cờ chuyển giới bao gồm năm sọc với hai sọc màu xanh dương ở hai bên, hai sọc màu hồng ở giữa và một sọc màu trắng ở giữa. Monica Helms đã giải thích rằng các sọc xanh nhạt và hồng đại diện cho màu sắc truyền thống dành cho bé trai và bé gái. Sọc trắng giữa đại diện cho những người phi nhị nguyên giới, những người cảm nhận bản thân không có giới. Lá cờ biểu thị rằng dù bạn có ra sao thì bạn vẫn luôn đúng đắn và tìm kiếm sự đúng đắn trong cuộc sống của chúng ta.
- Genderqueer Pride Flag - Lá cờ Phi nhị nguyên giới
Genderqueer (Phi nhị nguyên giới) mô tả những người có nhận thức giới tính (gender identify) không trùng khớp với giới tính nhị phân là nam hoặc nữ.
Kye Rowan, một nhà hoạt động quyền, đã thiết kế lá cờ cho nhóm phi nhị giới vào năm 2014. Lá cờ này bao gồm nhiều sọc biểu tượng cho các bản dạng phi nhị nguyên giới khác nhau. Sọc màu vàng biểu thị cho những người có giới nằm ngoài hệ nhị nguyên giới, sọc màu trắng biểu thị cho những người có nhiều giới, sọc màu tím biểu thị cho những người có giới là sự kết hợp giữa nam và nữ và sọc màu đen biểu thị cho những cá nhân không có giới.
- Straight Ally Pride Flag - Lá cờ của cộng đồng người dị tính ủng hộ LGBTQ+
Lá cờ “Straight Ally Pride” được thiết kế dựa trên cấu trúc của lá cờ cầu vồng. Tuy nhiên, để thể hiện sự khác biệt và độc đáo của cờ “Straight Ally Pride”, một chữ cái “a” màu đen được thêm vào giữa các sọc cầu vồng trên nền sọc đen trắng. Chữ cái “a” này đại diện cho từ “ally” (đồng minh), tượng trưng cho sự ủng hộ và đồng hành của người dị tính với cộng đồng LGBTQ+.
Lá cờ “Straight Ally Pride” đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong cuộc chiến chống lại kì thị giới tính và hướng tính, tạo sự thân thiện và đoàn kết giữa các cộng đồng, tôn vinh sự đa dạng và khuyến khích sự chấp nhận, tôn trọng giữa các cá nhân.