Nội Dung
- Tone là gì?
- Các kí hiệu tone giọng
- Một số thuật ngữ về tông giọng
- Lạc tone là gì?
- Tone giọng nữ là gì?
- Tone giọng nam là gì?
- Các tone giọng phổ biến
- 2 Cách xác định tone giọng hát
- 1. Xác định tone giọng hát theo cách truyền thống
- 2. Xác định tone giọng hát thông qua ứng dụng - phần mềm
- Ứng dụng - phần mềm xác định tone giọng hát
- Cách hát tone cao nghe ngọt và đẹp
Tone là gì mà nhiều người nhận xét các ca sĩ luôn nói từ này. Như Hồng Ngọc, Hồ Ngọc Hà là tone nữ trầm còn Trung Quân thuộc tone nam cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn hiểu và có thể xác định tone giọng hát của chính mình.
Tone là gì?
Từ tone được sử dụng nhiều trong nhiều chương trình ca nhạc và cả các bài viết, nhận xét về các ca sĩ. Nó là khái niệm quan trọng trong nhạc lý và nó là một phần rất quan trọng quyết định đến độ nổi tiếng và thành công của một người hát.
Tone là một từ trong tiếng anh, có nghĩa là “giọng”. Trong nhạc lý, tone nhạc được hiểu là cao độ được đo bằng đơn vị tần số (Hz) của bản nhạc hoặc của người hát. Một cắp tone đơn giản sẽ gồm 1 giọng trưởng và giọng thứ.
Tone trong tiếng Việt hay gọi là “tông”, còn gọi là “note” hoặc “pitch” trong tiếng Anh, nên nếu ai hỏi tông giọng là gì thì câu trả lời cũng giống bên trên.
Đọc thêm: Loa toàn dải là gì? Ghép với amply nào? Hát karaoke được không?
Các kí hiệu tone giọng
Các ký hiệu nhạc lý được sử dụng để phân biệt tone giọng khác nhau bao gồm: A, B, C, D, E, F, G (mỗi tone cách nhau một nửa bậc) cùng với dấu thăng “# - lên nửa nốt” và dấu giáng (hạ) “b (bemol) - giảm nửa nốt”, 2 nốt = 1 bậc.
Ví dụ, tone A có thể được biểu thị bằng ký hiệu A, trong khi tone A thăng được biểu thị bằng ký hiệu A# và có cao độ hoàn toàn khác nhau. Tông giọng A có tần số cơ bản là 440Hz được chấp nhận như là tiêu chuẩn quốc tế và các tone còn lại có tần số tương ứng với khoảng cách âm giữa chúng.
Người ta quy ước có 30 thể giọng, chúng được ghép cặp với nhau theo cao độ tương ứng tịnh tiến lên. Được chia như bản sau:
STT | Tông giọng trưởng | Tone giọng thứ |
1 | Đô Trưởng (C) | La thứ (Am) |
2 | Rê Trưởng (D) | Si thứ (Bm) |
3 | Mi Trưởng (E) | Đô (thăng) thứ (C#m) |
4 | Fa Trưởng (F) | Rê thứ (Dm) |
5 | Sol Trưởng (G) | Mi thứ (Em) |
6 | La Trưởng (A) | Fa (thăng) thứ (F#m) |
7 | Si Trưởng (B) | Sol (thăng) thứ (G#m) |
8 | Đô (thăng) Trưởng (C#) | La (thăng) thứ (A#m) |
9 | Rê (giáng) Trưởng (Db) | Si (giáng) thứ (Bbm) |
10 | Mi (giáng) Trưởng (Eb) | Đô thứ (Cm) |
11 | Fa (thăng) trưởng (F#) | Rê (thăng) thứ (D#m) |
12 | Sol (giáng) Trưởng (Gb) | Mi (giáng) thứ (Ebm) |
13 | La (giáng) Trưởng (Ab) | Fa thứ (Fm) |
14 | Si (giáng) Trưởng (Bb) | Sol thứ (Gm) |
15 | Đô (giáng) Trưởng (Cb) | La (giáng) thứ (Abm) |
Một số thuật ngữ về tông giọng
Có 4 kiểu nói về tông giọng phổ biến hiện nay mà bạn có thể đã nghe qua hoặc nghe xong vẫn chưa hiểu, nó có thuật ngữ phổ biến.
- Tones trong hệ thống âm nhạc phương Tây: Là hệ tone được kí hiệu từ chữ cái A cho đến G như đã nêu trên.
- Microtone: Là các bậc tone nằm ở giữa các bậc tone cơ bản trong hệ thống âm nhạc phương Tây, giúp tạo ra các âm thanh đa dạng hơn. Hệ thống nhạc truyền thống của một số quốc gia như Ấn Độ và Trung Đông, sử dụng nhiều microtone để viết các bản nhạc.
- Tone màu nhạc: Là cách thêm độ dày, cường độ hoặc chất lượng của âm thanh, để tạo ra những hiệu ứng âm thanh đặc biệt.Thuật ngữ được sử dụng trong ngành công nghiệp âm thanh. Tone màu âm thanh phổ biến trong ngành công nghiệp âm thanh bao gồm: bass, treble, mid, reverb, echo, chorus, flanger, phaser, v.v trong các bản nhạc kịch và phim.
- Tone harmonics: Là các tần số bội của tông giọng cơ bản, được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng âm thanh phức tạp hơn. Harmonics có thể được tạo ra bằng cách chơi một tone cơ bản trên một nhạc cụ sau đó dùng kỹ thuật chơi để biến tấu, hoặc bằng cách sử dụng các hiệu ứng âm thanh điện tử mà chúng ta nghe quen thuộc trong những bản Remix hay EDM,…
Lạc tone là gì?
Không phải chỉ có những người hát không chuyên bị nhận xét là hát lạc tone mà một số ca sỹ chuyên nghiệp cũng bị nhận xét như vậy trong đôi lần biểu diễn hay trong một số bài hát. Vậy lạc tone là gì?
Lạc tone chính là việc người hát bị hát sai cao độ của các nốt nhạc, họ có thể hát chưa tới mức cao độ vì giọng yếu, hát quá cao độ vì đang trong cảm hứng hưng phấn với bài hát hoặc đôi khi là lõi trong kỹ thuật thanh nhạc. Có một điều rất thú vị là đa số con người đều có thể nhận ra việc này cho dù họ có hát được hay không. Thế nên việc này rất dễ bị nhận ra.
Việc hát lệch tone làm cho người nghe có cảm giác bài hát trở nên ngang, mất đi sự đặc sắc và đôi khi là mất đi cái hồn của bài hát. Vì thế, bạn cần chọn cho mình bài hát nào vừa với quãng giọng của mình, luyện khả năng xử lý âm thanh cho nhuần nhuyễn và học cách sử dụng giọng mũi, âm bụng khi hát những ca khúc khó.
Tone giọng nữ là gì?
Tần số cơ bản của giọng nữ thực tế là khoảng từ 165 Hz đến 255 Hz khi giao tiếp bình thường. Vậy nhưng khi hát tone giọng nữ có khả năng phát triển giọng hát cao hoặc thấp hơn đầy sức sống và biến tấu ra nhiều dạng.
Tone giọng nữ theo tính tự nhiên thường có cao độ thuộc âm trầm trung cho đến cao, nhiều âm mid và treble. Vì thế giọng nữ thường nghe trong trẻo, thánh thót, thanh sáng, tươi, nhẹ nhàng và êm ái. Những bài hát nào người ta muốn lột tả sự mỏng manh, trong sáng, mượt mà thường chọn những giọng hát cao vút của các ca sĩ nữ.
Tông giọng nữ được sử dụng trong nhiều thể loại âm nhạc, từ nhạc pop, rock, jazz, blues cho đến nhạc cổ điển và dân gian, đặc biệt bạn có thể nghe trong các bản nhạc lễ hay của các nghi thức thờ cúng. Nhiều ca sĩ nữ có giọng hát nổi tiếng với sự đa dạng và linh hoạt của giọng hát của mình, chẳng hạn như Adele, Beyoncé, Whitney Houston, Mariah Carey, Celine Dion,…
Tone giọng nam là gì?
Tone giọng nam có tần số thường thấp hơn tông giọng nữ, tần số cơ bản của giọng nam thường nằm trong khoảng từ 85 Hz đến 440 Hz . Nhưng cũng giống với tone giọng nữ, tone giọng nam có thể dao động trong một khoảng tần số khá rộng để tạo nên những bản nhạc đa sắc và có quãng rất dài.
Tông giọng nam thường làm cho chúng ta có cảm giác có lực ,có cường độ (hay âm lượng) lớn hơn so với giọng nữ. Vì thế khi nghe tone giọng, đặc biệt là những người có tone trầm (nhiều bass và tần số thấp) thì chúng ta cảm nhận thấy sự ấm áp đan xen với sự uy quyền.
Tone giọng nam được sử dụng nhiều trong các bản nhạc pop, rock hay R&B, hip-hop và nhiều thể loại khác, vì nó có thể mang lại một cảm giác mạnh mẽ, năng động và nam tính cho bài hát.
Các tone giọng phổ biến
Cũng từ đặc điểm và sự khác biệt của tone giọng nam và tone giọng nữ mà người ta có 6 kiểu tông giọng phổ biến phân biệt như sau:
STT | Tông giọng | Tần số | Quãng | Đặc điểm |
1 | Tone nữ cao - Soprano | Từ 100 Hz - 1.170 Hz, (từ C4 đến C7 của đàn piano). Cao nhất có thể lên đến mức 3.000 Hz. | Nó có quãng cực rộng, từ La giáng đến La cao (khoảng 3 quãng 8). |
|
2 | Tone nữ trung - Mezzo-Soprano | Khoảng A3 (khoảng 220 Hz) đến A5 (khoảng 880 Hz) | Sol thấp đến La cao (hơn 2 quãng tám 1 nốt) |
|
3 | Tone nữ trầm - Alto hay Contralto | Từ khoảng E3 (khoảng 165 Hz) - E5 (khoảng 659 Hz) | Từ Sol thấp đến Sol cao (2 quãng tám) |
|
4 | Nam cao - Tenor | Từ khoảng C3 (khoản 131 Hz) đến A4 (khoảng 440 Hz) | Từ Đô thấp đến Đô cao (2 quãng tám |
|
5 | Nam trung - Baritone | từ khoảng G2 (khoảng 98 Hz) đến F4 (khoảng 349 Hz) | từ Sol thấp cho đến Sol trung (Cũng 2 quãng tám) |
|
6 | Nam trầm - Bass | Từ 85 Hz đến 180 Hz nhưng có thể còn sâu hơn thế. | Từ Mi thấp cho đến Mi trung (2 quãng tám) |
|
Ngoài ra, còn một số loại giọng nữa như Multi-Range, Countertenor, Belter….nhưng là sự pha trộn của các tone giọng hát trên
2 Cách xác định tone giọng hát
Sau khi bạn đã biết các loại tông giọng phổ biến thì bạn đã có thể dễ dàng xác định tone giọng hát của mình hơn. Xác định đúng tone giọng hát của bạn sẽ giúp bạn chọn bài hát phù hợp nhất, phô diễn được tất cả những vẻ đẹp trong giọng ca và thậm chí còn tạo được màu sắc riêng cho chính mình.
Nhiều ca sĩ đã cực kỳ thành công trên con đường ca hát khi xác định tone giọng hát một cách chính xác như Trung Quân Idol, Trúc Nhân với tone giọng nam cao, Thu Minh hay Thùy Chi với tone giọng nữ cao,…
Có 2 cách để bạn có thể xác định tone giọng hát của mình.
1. Xác định tone giọng hát theo cách truyền thống
Là cách bạn tự mình xác định hoặc nhờ những người có chuyên môn âm nhạc xác định hộ minh. Với quy trình sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Sử dụng những nhạc cụ như piano, organ, guitar…vì nó cao độ được xác định rõ ràng và chuẩn mực.
- Bước 2: Xác định note thấp nhất bằng cách hát những nốt trung bình sau đó lùi xuống dần những nốt thấp hơn. Cho đến note nào thấp nhất bạn vẫn hát được, nghe tròn, rõ và chắc thì đấy chính là nốt thấp nhất.
- Bước 3: Xác định note cao nhất cũng bằng cách hát từ những nốt trung sau đó tăng lên dần. Cho đến khi bạn hát được nốt cao nhất mà tiếng vẫn tròn đầy, sáng và đẹp thì đó chính là note cao nhất.
Quãng giọng của bạn chính là từ note thấp nhất đến cao nhất. Kiểu tông giọng là gì thì bạn có thể dựa theo bảng bên trên để xác định cho mình.
2. Xác định tone giọng hát thông qua ứng dụng - phần mềm
Nhiều ứng dụng đã được tạo ra để giúp người dùng có thể xác định được tông giọng chuẩn của mình, có nhiều phần mềm không mất phí nên bạn cứ thoải mái để kiểm tra. Cách thực hiện cũng không có gì khó khăn và khá nhanh chong.
Tiện hơn cách tự xác định bên trên là phần mềm đã tự ghi nhận và đối chiếu cho bạn quãng giọng của mình và tên của nó mà không cần bạn phải tự đối chiếu nữa. Tuy nhiên, cách này lại có một điểm yếu đó là nó có thể bị tác động bởi âm thanh bên ngoài bị thu vào mic khi bạn ghi âm, thế nên kết quả có thể bị sai lệch.
Quy trình để bạn xác định tone giọng hát thông qua ứng dụng - phần mềm qua các bước sau:
- Bước 1: Tải ứng dụng về hoặc vào phần mềm online và đăng ký tài khoản.
- Bước 2: Bắt đầu test thử giọng hát thông qua những yêu cầu, bài hát hoặc những nốt nhạc mà phần mềm - ứng dụng yêu cầu bạn hát theo.
- Bước 3: Nhận kết quả.
Một số ứng dụng sẽ có lời khuyên với tone giọng của bạn, một số thì không nhưng cũng chỉ nên xem những lời khuyên này như một ý tưởng tham khảo thôi bạn nhé.
Ứng dụng - phần mềm xác định tone giọng hát
Đây là những ứng dụng đo tone giọng hát cực chuẩn và dễ sử dụng mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể tải những ứng dụng này trên App store đối với các máy chạy hệ điều hành IOS như Iphone và CH Play đối với những máy chạy hệ điều hành Android như SamSung, Oppo,….
- Vocal Range Vocaberry.
- Sing Sharp.
- Tuner
Nếu bạn không thích tải các ứng dụng về mà muốn vào trực tiếp các phần mềm phần mềm xác định tone giọng hát online thì những cái tên sau sẽ là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.
- Singing Carrots.
- My Vocal Range.
- Range Finder.
- Vocal Nebula..
- Playback FM.
Chúc bạn tìm được tone giọng của mình và chọn được những bài hát phù hợp và tuyệt vời để thể hiện trên dàn karaoke nhà mình.
Cách hát tone cao nghe ngọt và đẹp
Không phải tông giọng và chất giọng bạn từ khi sinh ra thế nào thì nó sẽ mãi như vậy và không thay đổi được. Có một sự thật là qua quá trình tập luyện đúng kỹ thuật giọng hát sẽ trở nên tốt hơn, dày hơn và tone giọng có thể nâng cao hơn.
Đặc biệt đối với những bài hát có tone cao,là những bài hát không chỉ yêu cầu người hát có giọng ca thiên phú mà còn cần biết cách điều chỉnh để âm điệu trong trẻo mà không bị gắt, chói hay vỡ.
Lạc Việt Audio xin chia sẻ một số cách cách hát tone cao tốt nhất mà chúng tôi được những nghệ sĩ chuyên nghiệp bày cho:
STT | Lưu ý | Cách luyện |
1 | Tư thế đúng | Khi muốn lên những note cao, bạn nên đứng thẳng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực về phía trước và nhất định phải giữ cổ thẳng để thanh quản vào bụng có luồng hơi tốt nhất, quá trình lấy và đẩy hơi đúng theo ý đồ của mình. |
2 | Tập phát âm | Đây là bước không thể bỏ qua để mỗi giọng hát đều đạt được sự tròn trịa và tuyệt vời nhất của mình. Mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra từ 1 - 2 phút nhưng phải kiên trì và liên tục phát âm những âm như a, i, e, o. |
3 | Mở rộng khuôn miệng | Cho dù hát tone cao hay thấp thì khẩu hình của bạn đều cần rõ để chữ được tròn, với tone cao còn yêu cầu điều này nghiêm ngặt hơn, tránh việc mở nhỏ miệng làm âm cao nghe bị nhỏ hoặc lệch, méo. |
4 | Uốn lưỡi và vòm môi | Âm điệu ra thế nào phụ thuộc rất lớn và lưỡi vòm môi bên cạnh đó còn giữ được độ đầm của hơi thêm 1 - 2 giây. Hỗ trợ việc chuyển nốt hoặc chuyển đoạn không bị đuối sức mà cũng không bị hẫng. |
5 | Tập hít thở | Đây là điều quan trọng để tạo nên sức mạnh dài lâu của giọng hát. Khi bạn lên những note cao, hát tone cao nếu không biết cách lấy hơi và hít thở thì không mấy thời gian bạn sẽ cảm thấy đuối sức và hụt hơi. |
6 | Đừng gồng mình khi cố gắng lên giọng cao | Nếu cảm thấy không thể cố được thì những tone nhạc quá cao bạn nên chuyển sang giọng gió hoặc chuyển cách luyến láy. Nếu cố quá khả năng cao bạn sẽ bị vỡ tiếng đoạn cao ấy và bài hát trở nên tệ hơn nhiều. |
7 | Luyện thanh | Không chỉ khi hát tone cao mà tone giọng nào thì việc luyện thanh cũng là ưu tiên bắt buộc. Để các note cao nghe nhẹ nhàng và thanh thoát hơn thì bạn nên luyện thanh tăng dần từ các note trung rồi dần lên note cao. |
8 | Giữ cho tinh thần thoải mái | Lên sân khấu hãy để âm nhạc hòa với mình làm 1, đừng để tâm lý lo lắng khiến giọng bạn bị run, khi lên các nút cao có cảm giác rất chênh vênh, giữ cao độ không đều và đôi khi còn bị lạc tone. |
9 | Cho mình thử sức sau nhiều thời gian tập luyện | Bạn có thể lên 1 note hoặc nửa note hoặc ít hơn để lên dần dần. Tất nhiên, muốn hát tone cao cần có kỹ thuật tốt và phần nhiều là giọng hát thiên phú nhưng tập luyện cũng có thể giúp bạn lên tone đáng kể đấy. |
LỜI KẾT: Hi vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu được Tone là gì? hay tông giọng là gì? Biết cách xác định tone giọng hát của mình để chọn bài phù hợp, thể hiện tốt nhất, chúc bạn một ngày vui vẻ!